Hỗ trợ mua lại visa

【2-1】 THỊ THỰC LÀM VIỆC

  Trong thuật ngữ pháp luật không có từ Thị thực làm việc, mà được gọi bằng tên gọi thông thường là “Tư cách lưu trú được phép làm việc”.
Trước đây, chính vì thị thực thuộc thẩm quyền của Bộ ngoại giao và tư cách lưu trú thuộc thẩm quyền của Bộ tư pháp (Cục quản lý xuất nhập cảnh), nên thị thực làm việc và tư cách lưu trú có liên quan đến làm việc được chia thành 2 hệ thống tách biệt.
Chính vì vậy mà việc “Xin cấp thị thực làm việc” có nghĩa là trong số các tư cách lưu trú khác nhau sẽ “Xin cấp một tư cách lưu trú nào đó để được công nhận có thể làm việc và có thu nhập tại Nhật Bản”.
Tư cách lưu trú được phép làm việc gồm có các loại thị thực như “Ngoại giao”, “Công vụ”, “Giáo sư”, “Nghệ thuật”, “Tôn giáo”, “Nhà báo”, “Kinh doanh-Quản lý”, “Pháp luật-Nghiệp vụ kế toán”, “Y tế”, “Nghiên cứu”, “Giáo dục”, “Công nghệ – Nhân văn– Kinh doanh quốc tế”, “trao đổi nhân sự trong nội bộ công ty”, “Hộ lý”, “Biểu diễn”, “Kỹ năng”, “Kỹ năng đặc định”, “Thực tập kỹ năng”, “Công việc có trìnhh độ chuyên môn cao” được quy định trong Luật quản lý xuất nhập cảnh và luật công nhận người tị nạn. Ngoài ra, “hoạt động đặc định” này cũng có thể làm việc dựa trên một số điều kiện nhất định.
“Vĩnh trú nhân”, “Người phối ngẫu với người Nhật Bản”, hoặc “ Người phối ngẫu với vĩnh trú nhân”, “Thường trú nhân” không bị các giới hạn về ngành nghề hoặc thời hạn làm việc.
Hơn nữa, mỗi thị thực làm việc được quy định thời hạn lưu trú khác nhau . Trường hợp muốn lưu trú, hoạt động quá thời hạn này thì cần phải gia hạn lại thị thực. Nghĩa là bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật liên tục đến kỳ hạn tiếp theo bằng cách nộp đơn xin gia hạn này.

【2-2】 THỊ THỰC CÔNG NGHỆ– NHÂN VĂN – KINH DOANH QUỐC TẾ

Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế là gì?

Trước đây, từng được chia thành “Công nghệ” liên quan đến khoa học và “Nhân văn – Kinh doanh quốc tế “ liên quan đến xã hội, nhưng do toàn cầu hóa kinh tế, nên tư cách lưu trú này đã được Cục quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi năm 2014, do đó sự phân chia này đã được thống nhất thành “Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” để đáp ứng một cách uyển chuyển các nhu cầu của các doanh nghiệp về việc nhận công dân nước ngoài vào.

Các ngành nghề đáp ứng được Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế

【Khoa học】 Kỹ sư hệ thống, kỹ sư phần mềm, lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin, nhà nghiên cứu phát triển kỹ thuật, nhà thiết kế v.v…
【Xã hội】 Bán hàng, tiếp thị, nhân sự, tổng vụ, kế toán, lập kế hoạch, quảng cáo, thông phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ, nhà thiết kế, giao dịch nước ngoài v.v…
※ Lao động phổ thông không đáp ứng được Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế.

Ví dụ về các hoạt động tương ứng với Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế:

・ Một người sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tại nước sở tại, đã tham gia vào công việc phát triển và hổ trợ trò chơi điện tử trực tuyến cho một công ty sản xuất trò chơi điện tử, theo hợp đồng với công ty phụ trách bộ phận kinh doanh trò chơi điện tử của một tập đoàn Nhật Bản, và nhận được mức lương là 250,000 yên mỗi tháng để làm công việc thiết kế, thí nghiệm tổng hợp và kiểm tra hệ thống có liên quan đến dự án nghiên cứu phát triển trò chơi điện tử trực tuyến phần tiếp theo của công ty này.
・ Một người tốt nghiệp khóa học thạc sĩ tại trường cao học Nhật Bản chuyên ngành tin học điện tử, dựa trên hợp đồng với một công ty viễn thông điện tử Nhật Bản người này đã nhận được mức lương 250,000 yên mỗi tháng, để làm công việc có liên quan đến dự án bảo mật thông tin tại phòng nghiên cứu của công ty này.
・ Một người khác tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán tại Nhật Bản, dựa trên hợp đồng với một công ty máy tính xử lý thông tin của Nhật Bản và nhận mức lương 250,000 yên mỗi tháng, để làm kế toán cho việc mua bán với các công ty của nước sở tại tại phòng kinh doanh hải ngoại của công ty này.
・ Một người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh doanh tại Nhật Bản và làm công việc tư vấn, sau đó ký hợp đồng với công ty công nghệ thông tin Nhật Bản và nhận mức lương 450,000 yên một tháng để làm công việc tư vấn về giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở nước sở tại.
・ Một người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và quan hệ quốc tế tại nước sở tại, đã ký hợp đồng với nhà máy chế tạo xe hơi của Nhật Bản và nhận mức lương 200,000 yên mỗi tháng để làm công việc hổ trợ tiếp thị giữa Nhật Bản với nước sở tại, bằng cách nghiên cứu thị trường, nhu cầu và mãi lực xe hơi, đẩy mạnh quản lý mua bán, quản lý cung cầu và liên kết mạnh mẽ với các cửa hàng bản địa.
※Trích một phần từ tư liệu của Cục quản lý nhập cảnh Bộ tư pháp tháng 3 năm 2008 (Hiện là Cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh của Bộ tư pháp), đã được sửa đổi tháng 3 năm 2015.

Điều kiện để xin cấp Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế

1.Điều kiện học vấn:
・ Người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hoặc cao học (không yêu cầu tốt nghiệp trong nước hay nước ngoài)
・ Người đã tốt nghiệp trường chuyên môn của Nhật Bản.
2.Kinh nghiệm làm việc
Đối tượng là những người không đáp ứng được điều kiện học vấn nói trên (ví dụ như chỉ tốt nghiệp cấp 3)
[Theo nguyên tắc】 Có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 10 năm trở lên.
※ Bao gồm cả thời gian học chuyên môn tại các cơ sở giáo dục.
【Ngoại lệ】 Kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 3 năm trở lên
※ Các nghiệp vụ được xem là đối tượng ngoại lệ: Là những nghiệp vụ có tính cảm thụ hoặc tư duy có nền tảng văn hóa nước ngoài (ví dụ như: quảng bá, thông dịch, phiên dịch, chỉ đạo ngôn ngữ, giao dịch kinh doanh với nước ngoài, thiết kế, hoặc nghiên cứu phát triển sản phẩm v.v…)

Lưu ý khi xin cấp Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế:

1.Đối với đương đơn là công dân nước ngoài
【Học vấn】
Yêu cầu “Nội dung chuyên ngành” đã học tại trường đã tốt nghiệp phải có mối liên quan với “Nội dung công việc” tại công ty mà đương đơn dự định sẽ làm việc. Ví dụ như nếu học chuyên ngành kế toán ở đại học thì có thể làm các công việc thuộc lĩnh vực tài chính như kế toán v.v…. Khi nộp đơn xin cần giải thích và chứng minh được mối liên quan đó. Chính vì vậy, cần thiết phải xác nhận rõ ràng nội dung chuyên ngành của đương đơn dựa trên bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận thành tích của đương đơn đó.
【Kinh nghiệm làm việc】
Để chứng minh kinh nghiệm làm việc cần phải xin cấp các giấy tờ dùng để chứng minh kinh nghiệm làm việc từ các công ty đương đơn đã làm việc trong quá khứ. Trong trường hợp nếu không thể liên lạc được với các công ty để xin cấp các giấy tờ chứng minh vì lý do công ty đó bị phá sản v.v…, thì cho dù đương đơn có thật sự đã làm việc đi nữa cũng thật đáng tiếc vì sẽ không thể chứng minh được kinh nghiệm làm việc, nên cơ hội để xin cấp Thị thực làm việc dựa trên kinh nghiệm làm việc sẽ rất khó khăn.
【Không có tiền án】
Trường hợp công dân nước ngoài có tiền án tuyệt đối sẽ không thể nhận được thị thực.
2.Về phía công ty
【Hợp đồng lao động】
 Nếu không quyết định được công ty mà đương đơn người nước ngoài sẽ làm việc thì sẽ không được cấp Thị thực làm việc. Vì vậy, về phía công ty bắt buộc phải có “Hợp đồng” với đương đơn người nước ngoài.
Thuật ngữ “Hợp đồng” được nói ở đây ngoài tuyển dụng ra có bao hàm công việc có sự ủy nhiệm, ủy thác, hoặc ủy quyền v.v…. Tuy nhiên, đó phải là hợp đồng với một cơ quan đặc định (có thể nhiều cơ quan)
Hơn nữa, đối với Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế yêu cầu phải là những hoạt động được tiến hành dựa trên “Hợp đồng với các cơ quan công tư của Nhật Bản” (Tương tự như “Thị thực chuyên gia có trình độ chuyên môn cao phần số 1-khoảnイロ”)
【Mức lương】
Trong thời hạn của hợp đồng lao động, mức lương chuẩn của công dân nước ngoài bắt buộc phải là “Mức lương bằng hoặc cao hơn so với mức lương của người Nhật”. Nghĩa là, không được đối xử bất hợp lý, ví dụ như hạ mức lương của công dân nước ngoài thấp hơn mức lương của người Nhật chỉ vì lý do đó là công dân nước ngoài.
【Tình hình kinh doanh】
Công ty mà đương đơn sẽ làm việc phải có tình hình kinh doanh tốt. Thông thường, khi nộp đơn xin cấp thị thực phải chứng minh được tính ổn định của công ty bằng cách nộp kèm bảng quyết toán.
Trường hợp nếu không thể nộp bảng quyết toán thì phải thay thế bằng cách lập bảng kế hoạch kinh doanh để nộp kèm theo.

【2-3】 THỊ THỰC KỸ NĂNG

Thị thực Kỹ năng là gì?

Kỹ năng ở đây được chia thành 2 phần lớn. Đó là, các hoạt động của một đầu bếp (nghĩa là các hoạt động nghiệp vụ cần có kỹ năng thành thạo) và các hoạt động ngoài các hoạt động của một đầu bếp (nghĩa là các hoạt động nghiệp vụ cần có kỹ năng thành thạo thuộc lĩnh vực công nghiệp đặc thù)

Ví dụ các ngành nghề đáp ứng kỹ năng:

 Chuyên gia ẩm thực (Đầu bếp, bếp trưởng) chuyên các món ăn nước ngoài như món ăn Trung Hoa, món ăn Việt Nam, Philippin, IndoNepal, Thái, Ý, Pháp v.v…, hoặc huấn luyện viên (huấn luyện thú vật), huấn luyện viên thể thao, chuyên viên nếm thử rượu, hoặc phi công lái máy bay v.v…

 Điều kiện cần thiết để xin cấp Thị thực kỹ năng:

※ Sau đây là ví dụ về một chuyên gia ẩm thực chuyên các món ăn nước ngoài luôn chiếm đa số nhu cầu của Thị thực kỹ năng.
~Trường hợp chuyên gia ẩm thực chuyên các món ăn nước ngoài~
1.Kinh nghiệm làm việc
【Theo nguyên tắc】 Phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 10 năm trở lên.
※ Bao gồm cả thời gian học chuyên ngành tại cơ sở giáo dục.
※ Cần phải có kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, nhưng không bắt buộc phải đang làm việc cho đến hiện tại.
【Trường hợp ngoại lệ】 Phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 5 năm trở lên.
※ Đối tượng ngoại lệ: chuyên gia ẩm thực chuyên món ăn Thái (bắt buộc phải có giấy chứng nhận đang là chuyên gia chuyên nấu món ăn Thái trong 1 năm gần đây)

●Lưu ý khi xin cấp Thị thực kỹ năng:

1.Đối với công dân nước ngoài
【Kinh nghiệm làm việc】
Kinh nghiệm làm việc sẽ được chứng minh bằng Giấy chứng nhận việc làm. Trong trường hợp nếu không thể xin được các giấy tờ chứng minh vì lý do công ty đó bị phá sản không thể liên lạc được, thì cho dù thật sự đã có làm việc đi nữa, thật đáng tiếc đương đơn vẫn không thể chứng minh được kinh nghiệm làm việc, và việc xin cấp Thị thực kỹ năng dựa vào kinh nghiệm làm việc sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, Thị thực kỹ năng có cần điều kiện về học vấn hay không vẫn đang được Cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh điều tra. Bạn sẽ được cấp thị thực làm việc khi bạn đáp ứng được tất cả các thủ tục và nộp đơn, khai báo thành thật, và chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều công dân ngoại quốc được làm việc tại Nhật hơn.
2.Về phía doanh nghiệp:
【Mức độ chuyên môn】
Cần phải có chuyên môn như cung cấp thực đơn theo món hoặc theo khẩu phần các món ăn nước ngoài.
【Hợp đồng lao động】
Vấn đề chính ở đây là nếu công dân nước ngoài không quyết định được công ty mình sẽ làm việc thì sẽ không được cấp Thị thực lao động. Vì vậy, về phía công ty cần phải làm hợp đồng với công dân nước ngoài đó.
Thuật ngữ “Hợp đồng” được nói ở đây ngoài tuyển dụng ra có thể bao hàm công việc có sự ủy nhiệm, ủy thác, hoặc ủy quyền v.v…. Tuy nhiên, đó phải là hợp đồng với một cơ quan đặc định (có thể nhiều cơ quan)
Đối với “Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” và “Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao
phần số 1- khoảnイロ”, yêu cầu phải là các hoạt động được tiến hành dựa trên “Hợp đồng với các cơ quan công tư của Nhật Bản”.
【Mức lương】
Trong thời hạn của hợp đồng lao động, mức lương chuẩn của công dân nước ngoài bắt buộc phải có “Mức lương bằng hoặc cao hơn so với mức lương của người Nhật”. Nghĩa là, không được đối xử bất hợp lý như hạ mức lương thấp hơn người Nhật chỉ vì lý do đó là công dân nước ngoài.
【Giấy phép】
Trường hợp kinh doanh doanh nghiệp ẩm thực mới thì cần xin cấp Giấy phép kinh doanh nhà hàng trước.

 

【2-4】 THỊ THỰC KINH DOANH – QUẢN LÝ

 Thị thực Kinh doanh – Quản lý là gì?

Thị thực Kinh doanh – Quản lý là thị thực sẽ được cấp trong “Trường hợp công dân nước ngoài muốn khởi nghiệp tại Nhật Bản để làm kinh doanh hoặc làm về quản lý” hoặc “Trường hợp trở thành người quản lý của một công ty đã có sẵn tại Nhật Bản”. Ngoài ra, công dân nước ngoài được đề cập ở đây cần phải quyết định các hạn mục trọng yếu liên quan đến vận hành kinh doanh, để tiến hành hoặc giám sát kinh doanh.

 Tư cách lưu trú để công dân nước ngoài có thể tiến hành kinh doanh công ty tại Nhật Bản

Nếu có các tư cách lưu trú sau đây “Vĩnh trú nhân”, “Người phối ngẫu với công dân Nhật Bản”, “Người phối ngẫu với vĩnh trú nhân”, “Thường trú nhân”, “Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (chỉ 1 phần)” “Kinh doanh – Quản lý” sẽ được kinh doanh công ty tại Nhật Bản. Nếu chỉ có thị thực làm việc như “Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế” hoặc “Kỹ năng” v.v… sẽ không phù hợp với tư cách lưu trú này và không thể kinh doanh công ty, cho nên cần phải xin phép chuyển đổi thành Thị thực Kinh doanh – Quản lý.

Các chức vụ tương ứng với Thị thực Kinh doanh – Quản lý:

Tổng giám đốc đại diện, Thành viên ban quản trị, Giám đốc chi nhánh tại Nhật bản, Giám đốc sản xuất, Giám đốc chi nhánh v.v…

Lưu ý khi xin cấp Thị thực Kinh doanh – Quản lý:

1.Về văn phòng kinh doanh:

※ Hãy lưu ý phải có văn phòng kinh doanh tại Nhật Bản, và văn phòng ảo không được chấp nhận là văn phòng kinh doanh.

【Trường hợp bất động sản cho thuê】

  • Phải xác nhận mục đích sử dụng bất động sản đó cho mục đích kinh doanh như “Dùng để kinh doanh, làm cửa hàng, hoặc làm văn phòng v.v…”
  • Phải xác nhận người đứng ra ký hợp đồng thuê mướn là người có tư cách pháp nhân, và sử dụng cho pháp nhân đó.

【Trường hợp sử dụng nhà ở để kinh doanh cá nhân (nghĩa là trường hợp sử dụng một phần nhà đang thuê để ở để vận hành kinh doanh)】

  • Phải được chủ nhà chấp nhận việc sử dụng ngoài mục đích để ở (nghĩa là cần phải có sự đồng ý của chủ nhà về việc được cho thuê lại để làm văn phòng giữa người thuê với doanh nghiệp được đề cập ở đây )
  •  Người thuê nhà cũng phải chấp nhận cho doanh nghiệp đó sử dụng nhà thuê để làm văn phòng.
  • Pháp nhân được đề cập ở đây phải có phòng dành riêng cho mục đích kinh doanh, được trang bị các thiết bị có thể tiến hành kinh doanh.
  • Phải cùng nhau bàn bạc rõ ràng về các chi phí phải san sẻ như các chi phí công cộng có liên quan đến tòa nhà này, và phải treo bảng tên công ty.

2.Quy mô kinh doanh

  • Phải có quy mô ít nhất từ 2 nhân viên trở lên, làm thường vụ và lưu trú tại Nhật Bản (không tính người chủ kinh doanh hoặc quản lý công ty đó), nhân viên thường vụ sẽ làm việc và vận hành công ty.

3.Trường hợp đương đơn là người quản lý

  • Phải có kinh nghiệm kinh doanh hoặc quản lý ít nhất từ 3 năm trở lên.
  •  Phải nhận mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương người Nhật sẽ nhận trong trường hợp người Nhật làm công việc đó.

4.Chứng minh tính liên tục và ổn định trong kinh doanh

*Đối với trường hợp khởi nghiệp, việc xin cấp Thị thực quản lý kinh doanh không cần điều kiện học vấn hoặc kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, cần phải chứng minh một cách khách quan rằng có thể thành lập doanh nghiệp mà không cần kinh nghiệm kinh doanh dựa trên bảng kế hoạch kinh doanh.

【2-5】 THỊ THỰC CHUYỂN CÔNG TÁC TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Thị thực Chuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp là gì?

Đối tượng là các nhân viên đáp ứng được các hoạt động của “Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”, và là tư cách lưu trú cần thiết cho công dân nước ngoài đến Nhật do có sự thay đổi nhân sự hoặc chuyển công tác.

Mô hình áp dụng trong Thị thực chuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp

  • Thay đổi nhân sự giữa công ty mẹ và công ty con.
  •  Chuyển đổi nhân sự giữa các công ty con.
  •  Thay đổi nhân sự đến các công ty có liên kết.

Điều kiện để xin cấp thị thực chuyển đổi công tác trong nội bộ công ty

  1. Phải làm việc tại công ty mẹ hoặc công ty con đặt ở nước ngoài, hoặc phải làm việc trong nhóm Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế trong vòng 1 năm trở lại đây.
  2. Mức lương chuẩn phải bằng hoặc cao hơn so với mức lương của người Nhật. (Cho dù công ty mẹ ở nước ngoài có vật giá thấp hơn Nhật Bản cũng không thể giảm thấp mức lương)

●Lưu ý khi xin cấp thị thực chuyển đổi công tác trong nội bộ công ty

  •  Không chấp nhận lao động phổ thông
  •  Không cần điều kiện học vấn và kinh nghiệm làm việc.
  • Gởi kèm các giấy tờ chứng minh mối liên hệ giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Nhật Bản (Giấy bổ nhiệm v.v…).

【2-6】 THỊ THỰC HOẠT ĐỘNG ĐẶC ĐỊNH

●Thị thực Hoạt động đặc định à gì?

 “Hoạt động đặc định” được nói trong tư cách lưu trú đó là những hoạt động không được áp dụng cho các tư cách lưu trú khác, đó là “Tư cách lưu trú được Bộ trưởng Bộ tư pháp đặc biệt chỉ định hoạt động cho từng cá nhân người nước ngoài”. Nghĩa là, không được sửa đổi “Luật quản lý xuất nhập cảnh và luật công nhận tị nạn”, được gọi tắt là Luật quản lý nhập cảnh, có thể tăng thêm các loại hoạt động để có thể lưu trú tại Nhật tùy vào sự chỉ định của Bộ trưởng Bộ tư pháp.
Hoạt động đặc định gồm có “Hoạt động đặc định đã được thông báo (Bộ trưởng Bộ tư pháp đặc biệt chỉ định cho từng cá nhân người nước ngoài)” và “Hoạt động đặc định không được thông báo (Nội dung hoạt động chưa được xác minh)”

●Các ví dụ điển hình được đề cập trong hoạt động đặc định gồm có:

【Hoạt động đặc định đã được thông báo】
Thông báo số 1: Người giúp việc của viên chức ngoại giao, nhân viên lãnh sự
Thông báo số 2-1: Người giúp việc của doanh nghiệp hoặc của chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.
Thông báo số 2-2: Người giúp việc của chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.
Thông báo số 3: Nhân viên văn phòng của Hiệp hội quan hệ Nhật Bản Đài Loan tại Nhật Bản, và gia đình của những nhân viên đó.

【Các hoạt động đặc định không được thông báo】

  • Đang tiếp tục hoạt động tìm việc
  • Đang xin chứng nhận tị nạn
  • Đang chuẩn bị rời khỏi Nhật
  •  Đưa gia đình sang Nhật (bố mẹ lớn tuổi)

● Điều kiện của “Hoạt động đặc biệt đã được thông báo (thông báo số 46)” hổ trợ tìm việc cho du học sinh.

※ Dưới đây là bảng tổng hợp của Cục quản lý lưu trú xuất nhập cảnh về “Các Hướng dẫn” (đã được lập vào tháng 5 năm 2019) đối với “Hoạt động đặc định” (dành cho người tốt nghiệp đại học Nhật Bản) có liên quan đến việc hổ trợ tìm việc làm cho du học sinh)

1.Du học sinh đã tốt nghiệp cao học hoặc đại học hệ 4 năm của Nhật Bản.
Cao học, đại học nước ngoài, hoặc đại học ngắn hạn và các trường chuyên môn ở nước sở tại không phải là đối tượng của thị thực này.

2.Người có “Bằng N1 kỳ thi năng lực Nhật ngữ” hoặc “Kỳ thi năng lực nhật ngữ kinh doanh BJT đạt 480 điểm trở lên”
Trường hợp ngoại lệ, người tốt nghiệp đại học chuyên ngành “Tiếng Nhật” tại đại học hoặc cao học được công nhận đạt “Trình độ N1 kỳ thi năng lực Nhật ngữ” hoặc “Kỳ thi năng lực Nhật ngữ kinh doanh BJT đạt 480 trở lên”.

3.Yêu cầu có thể giao tiếp thành thạo tiếng Nhật.
 Cụ thể, không phải chỉ là những nghiệp vụ thụ động như hiểu được chỉ thị của chủ doanh nghiệp để tiến hành công việc của mình, mà đòi hỏi phải có nghiệp vụ có yếu tố “Phiên dịch – Thông dịch”, hoặc phải có năng lực nhật ngữ cần thiết để làm việc với bên thứ ba, hoặc có thể giao tiếp song phương với những người khác.

4.Được công nhận là người biết tận dụng các kiến thức rộng lớn và khả năng ứng dụng đã học được ở đại học hoặc cao học Nhật Bản.
Nội dung công việc dự định sẽ tham gia gồm có các công việc có tiêu chuẩn nhất định về học vấn và là đối tượng có tư cách lưu trú “Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”, hoặc có thể sẽ làm các công việc tương đương sau này.

5.Hình thức hợp đồng là nhân viên “Thường vụ (Làm việc toàn thời gian)”
Công việc làm thêm, việc làm bán thời gian không được công nhận. Ngoài ra, không thể tiến hành hoạt động tìm việc ở những công ty giới thiệu việc làm để làm nhân viên thời vụ. Thêm vào đó, cũng cần phải xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội để cơ quan tuyển dụng tiến hành quản lý lao động đúng luật.

6.Mức lương phải bằng hoặc cao hơn so với mức lương của người Nhật.
Không phải lúc nào cũng dựa trên một mức lương nhất định nào đó, mà mức lương phải bằng hoặc cao hơn so với người Nhật làm cùng công việc, hoặc tham khảo mức lương của người làm cùng công việc ở một công ty khác để xem xét xem có bằng hoặc cao hơn so với người Nhật hay không. Thêm vào đó,Thông báo số 46 còn bao gồm cả phần tăng lương, nên phải tham khảo mức lương của người Nhật tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp cao học. Ngoài ra, cũng cần phải xác nhận việc chi trả mức lương tương ứng với trường hợp cựu du học sinh đã làm việc và có kinh nghiệm làm việc tại nước sở tại.

【3-1】 THỊ THỰC KẾT HÔN QUỐC TẾ

 Trường hợp công dân nước ngoài kết hôn với người Nhật và được luật pháp công nhận thì cần một số giấy tờ và thủ tục khác nhau. Khi đó, khác với hôn nhân giữa người Nhật với nhau, phải lưu ý đến pháp luật của đất nước của đối phương. Ví dụ như, trường hợp Đài Loan và Nhật Bản thì điều kiện kết hôn giống nhau, nhưng Nhật Bản với Trung Quốc thì khác nhau.
Điểm cần lưu ý là kết hôn quốc tế và thị thực là 2 vấn đề khác nhau. Không phải chỉ cần kết hôn là chắc chắn sẽ được cấp tư cách lưu trú gọi là “Thị thực người phối ngẫu”.

 Tư cách lưu trú mà công dân nước ngoài sẽ nhận được khi kết hôn với người Nhật (được gọi là Thị thực kết hôn, Thị thực người phối ngẫu).

  • Nếu người phối ngẫu là “Người Nhật” sẽ được cấp “Thị thực người phối ngẫu với người Nhật”
  •  Nếu người phối ngẫu là “Vĩnh trú nhân” sẽ được cấp “Thị thực người phối ngẫu với vĩnh trú nhân”
  • Nếu người phối ngẫu là “Con của người Nhật (“đó là Người phối ngẫu với người Nhật”) sẽ được cấp “Thị thực thường trú nhân”
  • Nếu người phối ngẫu là “Con của Vĩnh trú nhân (đó là người phối ngẫu với vĩnh trú nhân)” sẽ được cấp “Thị thực thường trú nhân”
  • Nếu người phối ngẫu là “Trường trú nhân” sẽ được cấp “Thị thực thường trú nhân”
  • Nếu người phối ngẫu đang có các thị thực khác sẽ được cấp “Thị thực lưu trú gia đình”
    ※ Và đây được coi là trường hợp ngoại lệ.

●Hồ sơ cần thiết trong trường hợp đăng ký kết hôn tại Nhật

  • Đơn xin đăng ký kết hôn
  • Hộ khẩu
  •  Hộ chiếu (Giấy thông hành)
  •  Giấy chứng nhận đủ điều kiện để kết hôn hoặc các giấy tờ thay thế (ví dụ như Giấy tuyên thệ v.v…)

●Chi tiết các giấy tờ cần thiết

【Đơn xin đăng ký kết hôn】
 Có thể nhận tại Ủy ban các phường, quận, tỉnh thành. Nội dung điền đơn tương tự như trường hợp kết hôn giữa người Nhật với người Nhật.
【Hộ khẩu】
Trường hợp kết hôn quốc tế, nếu đăng ký kết hôn tại cùng cơ quan nhà nước nơi người Nhật đăng ký hộ khẩu thường trú thì không cần hộ khẩu. Nhưng nếu nộp đơn xin đăng ký kết hôn khác với nơi đăng ký thường trú (trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu khác thôn, khu phố, thành phố với nơi nộp đơn) thì cần phải có hộ khẩu.
【Hộ chiếu (Giấy thông hành)】
Trường hợp đối phương đang sinh sống tại Nhật mang quốc tịch nước ngoài, cần phải có hộ chiếu để chứng minh quốc tịch của công dân nước ngoài đó.
【Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn】
Là giấy chứng nhận đối phương mang quốc tịch nước ngoài còn độc thân, không có các vấn đề về hôn nhân dựa trên pháp luật của quốc gia của đối phương đó, và được cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật tại quốc gia của đối phương mang quốc tịch nước ngoài đó.
 Trường hợp không phải là bảng tiếng Nhật thì phải dịch sang tiếng Nhật và nộp. Phải ghi rõ họ tên và địa chỉ của người phiên dịch đó.

【3-2】 THỊ THỰC NGƯỜI PHỐI NGẪU

Thị thực người phối ngẫu hoặc Thị thực kết hôn đó là tên thường gọi của <Thị thực người phối ngẫu với người Nhật>

Người phối ngẫu với người Nhật gồm những người nào?

Người phối ngẫu với người Nhật, con nuôi đặc biệt của người Nhật, và người đã sanh con của người Nhật (bao gồm cả con ngoài giá thú được công nhận), 3 người trên được gọi là <Người phối ngẫu với người Nhật>. Lưu ý, người phối ngẫu với người Nhật không được bao gồm người đang có hôn nhân thực tế với một người khác hoặc người đã từng ly hôn. Thị thực người phối ngẫu có rất nhiều quyền lợi nên việc kết hôn giả rất nhiều. Chính vì vậy đòi hỏi phải có tình trạng hôn nhân thực tế, ví dụ như vợ chồng phải sống chung với nhau đúng theo luật định, cùng chăm sóc cho nhau v.v…

●Lưu ý khi nộp đơn xin cấp <Thị thực người phối ngẫu với người Nhật>

Hai bên kết hôn với nhau phải thể hiện được rằng mình thật sự mong muốn có cuộc sống hôn nhân cùng nhau, và cần được chứng minh bằng văn bản. Sẽ có “Bảng câu hỏi” tóm tắt tất cả những gì Cục lưu trú quản lý xuất nhập cảnh của các địa phương cần hỏi. Nội dung câu hỏi rất rộng, tuy nhiên đối với bất kỳ câu hỏi nào cũng cần phải trả lời một cách thành thật.

●Nội dung bảng câu hỏi

  •  Lý do đi đến kết hôn
     Yêu cầu phải ghi rõ thời gian, địa điểm 2 người đã gặp nhau lần đầu tiên, và lý do dẫn đến việc kết hôn.
  •  Trường hợp có người giới thiệu
     Nếu có người giới thiệu cần phải ghi rõ địa chỉ, họ tên, số điện thoại của người giới thiệu và ngày được giới thiệu.
  •  Về ngôn ngữ
    Phải ghi rõ ngôn ngữ được sử dụng trong đàm thoại khi giao tiếp mỗi ngày giữa 2 vợ chồng. Trường hợp đối phương hiểu tiếng Nhật hoặc hiểu được tiếng mẹ đẻ của đối phương thì sẽ có câu hỏi chi tiết là đối phương đã học tiếng Nhật như thế nào, vì vậy cần phải ghi rõ sự thật mà không cần phải ép mình quá để không gặp rắc rối sau này.
  • Đối với người làm chứng khi kết hôn
     Trường hợp nộp đơn đăng ký kết hôn trong nước Nhật cần phải có 2 người làm chứng, và phải ghi rõ địa chỉ, họ tên và số điện thoại của 2 người làm chứng đó.
    Ngoài ra, còn có rất nhiều câu hỏi khác. Nhưng lưu ý cho dù là câu hỏi nào đi nữa cũng cần trả lời sự thật một cách thận trọng.
    この他にも、まだまだ多くの質問事項があります。いずれの質問に対しても、事実を丁寧に記入することがポイントです。

【3-3】 LY HÔN QUỐC TẾ

 Trường hợp khi người Nhật đã kết hôn quốc tế và ly hôn với người đó thì được gọi là “Ly hôn nước ngoài” (Ly hôn quốc tế). Nếu là người Nhật với nhau thì sẽ dễ dàng được luật pháp Nhật Bản công nhận, nhưng khi một người là công dân nước ngoài thì cũng có trường hợp liên quan đến luật pháp nước đó, nên cần phải thận trọng hơn để tiến hành một số thủ tục.

●Thị thực sau ly hôn

 Người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật với tư cách lưu trú <Thị thực người phối ngẫu với người Nhật> sẽ bị mất tư cách lưu trú này sau khi ly hôn.

【4-1】 THỊ THỰC VĨNH TRÚ

 “Thị thực vĩnh trú” là giấy phép cấp cho người nước ngoài muốn sống vĩnh viễn tại Nhật nhưng vẫn mang quốc tịch nước ngoài, thường được gọi là Giấy phép vĩnh trú. Sau khi có Giấy phép vĩnh trú họ sẽ có rất nhiều quyền lợi khi sống tại Nhật, chẳng hạn như không bị giới hạn trong hoạt động lưu trú nên không cần phải làm thủ tục gia hạn tư cách lưu trú v.v…
Giấy phép vĩnh trú này không thể xin cấp ngay được. Theo nguyên tắc, phải nộp đơn xin cấp một trong những tư cách lưu trú dưới đây, và phải sống ở Nhật liên tục ít nhất 10 năm trở lên thì mới có thể xin cấp Giấy phép vĩnh trú này.

 Tư cách lưu trú

“Ngoại giao”, “Công vụ”, “Giáo sư”, “Nghệ thuật”, “Tôn giáo”, “Nhà báo”, “Kinh doanh-Quản lý kinh doanh”, “Pháp luật – Nghiệp vụ kế toán”, “Y học”, “Nghiên cứu”, “Giáo dục”, “Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”, “Chuyển đổi công việc trong nội bộ doanh nghiệp”, “Hộ lý”, “Biểu diễn”, “Kỹ năng”, “Kỹ năng đặc biệt”, “Thực tập kỹ năng”, “Chuyên gia có trình độ chuyên môn cao”, “Hoạt động văn hóa”, “Lưu trú ngắn hạn”, “Du học”, “Tu nghiệp sinh”, “Lưu trú theo gia đình”, “Hoạt động đặc biệt”, “Vĩnh trú nhân”, “Người phối ngẫu với người Nhật (con nuôi đặc biệt, người sanh con của người Nhật), ”Người phối ngẫu với vĩnh trú nhân (con của vĩnh trú nhân được sanh ra tại Nhật và vẫn lưu trú tại Nhật)”, “Thường trú nhân”.

●Điều kiện để xin cấp Giấy phép vĩnh trú

(1)Có hành vi tốt
Là công dân tuân thủ luật pháp, có cuộc sống không phạm tội trong xã hội.
(2)Có khả năng tài chính và có kỹ năng đầy đủ cho cuộc sống độc lập.
Cuộc sống thường ngày không trở thành gánh nặng cho xã hội, từ những tài sản và kỹ năng mà người đó có được có thể nhìn thấy cuộc sống ổn định của họ trong tương lai.
(3)Việc sống vĩnh viễn tại Nhật của người xin cấp Giấy phép vĩnh trú phải được công nhận có lợi ích cho nước Nhật.
ア Theo nguyên tắc phải lưu trú tại Nhật liên tục ít nhất từ 10 năm trở lên.
※ Tuy nhiên, phải lưu trú liên tục tại Nhật ít nhất từ 5 năm trở lên và có tư cách làm việc (Ngoại trừ tư cách lưu trú <Thực tập kỹ năng> và <Kỹ năng đặc định số 1>, hoặc có tư cách cư trú trong giai đoạn này.
イ Không bị phạt tiền và bị các hình phạt khác.
※ Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ công (như nộp thuế, lương hưu, bảo hiểm y tế công cộng, và các Thông báo được quy định trong Luật quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận tị nạn v.v…)
ウ Phải đang lưu trú tại Nhật với thời gian dài nhất của tư cách lưu trú hiện đang có được quy định ở phụ lục 2 của quy tắc thi hành Luật quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận tị nạn.
エ Không có nguy cơ gây hại từ góc độ sức khỏe cộng đồng
※ Tuy nhiên, trường hợp là vợ/chồng hoặc là con của người Nhật, vĩnh trú nhân, hoặc vĩnh trú nhân đặc biệt thì không cần phải tuân thủ (1) và (2). Và nếu là người đã được chứng nhận tị nạn thì không cần phải tuân thủ (2).

Ví dụ đặc biệt liên quan đến nguyên tắc lưu trú 10 năm.

Theo Hướng dẫn về Giấy phép vĩnh trú được sửa đổi ngày 31 tháng 05 năm 2019, những người đáp ứng bất kỳ điều kiện nào sau đây đều có thể nộp đơn xin cấp Giấy phép vĩnh trú mà không cần phải lưu trú liên tục tại Nhật từ 10 năm trở lên.
(1)Người phối ngẫu với người Nhật, người phối ngẫu với vĩnh trú nhân, người phối ngẫu với vĩnh trú nhân đặc biệt.
Phải có cuộc sống hôn nhân thực tế liên tục ít nhất 3 năm và đang ở Nhật liên tục ít nhất 1 năm trở lên.
(2)Con của người phối ngẫu với người Nhật, con của người phối ngẫu với vĩnh trú nhân, con của người phối ngẫu với vĩnh trú nhân đặc biệt.
Phải lưu trú ở Nhật liên tục ít nhất 1 năm trở lên.
(2)Người có tư cách lưu trú “Thường trú nhân”
Phải lưu trú ở Nhật liên tục ít nhất từ 5 năm trở lên.
(3)Người đã được chứng nhận tị nạn
Sau khi được chứng nhận phải, lưu trú ở Nhật liên tục ít nhất 5 năm trở lên.
(4)Người được công nhận có cống hiến cho nước Nhật.
Đó là những người được công nhận có cống hiến cho nước Nhật trong các lĩnh vực ngoại giao, xã hội, kinh tế, văn hóa v.v…, và phải lưu trú ở Nhật ít nhất từ 5 năm trở lên.
Ngoài ra, có những trường hợp đặc biệt có liên quan đến các nhân tài nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

【4-2】 THỊ THỰC THƯỜNG TRÚ NHÂN

 Thị thực thường trú nhân là tư cách lưu trú được áp dụng cho “Người mà Bộ trưởng Bộ tư pháp công nhận việc cư trú có kỳ hạn quy định bởi một lý do đặc biệt. Đối với thường trú nhân gồm có “Thường trú nhân được công bố (nghĩa là người đáp ứng được các điều kiện mà Bộ trưởng Bộ tư pháp đã công bố trước đó)” và “Thường trú nhân không được công bố (nghĩa là người được Bộ trưởng Bộ tư pháp công nhận việc cư trú bởi một lý do đặc biệt đối với từng cá nhân người nước ngoài)”

Quyền lợi và các điều cần lưu ý về tư cách lưu trú của thường trú nhân

 Không bị hạn chế đối với các hoạt động lưu trú và có thể làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, khác với vĩnh trú nhân, vì thời gian lưu trú có hạn nên cần phải làm thủ tục gia hạn.

●Ví dụ về người đáp ứng được Thị thực thường trú nhân được công bố

  • Người nước ngoài gốc Nhật
  • Người phối ngẫu với người nước ngoài gốc Nhật
  •  Con ruột của thường trú nhân
  •  Con ruột của người phối ngẫu với người Nhật (được gọi là con riêng)

●Ví dụ về người đáp ứng được là thường trú nhân không được công bố

  •  Là những người đã ly dị hoặc sau khi tử biệt với người Nhật, vĩnh trú nhân, vĩnh trú nhân đặc biệt, nhưng có mong muốn tiếp tục lưu trú tại Nhật.
  • Cha mẹ của công dân nước ngoài đang nuôi dưỡng, giám hộ con ruột có quốc tịch Nhật.

【4-3】 THỊ THỰC LƯU TRÚ GIA ĐÌNH

 Đối với Thị thực lưu trú gia đình, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể để cho dễ hiểu. Đây là thị thực cần được cấp cho những trường hợp như sau, “Ví dụ anh A công dân nước ngoài có thị thực làm việc và đang làm việc tại Nhật. Anh A đó có vợ là chị B và con là bé C đang nhận phụ dưỡng. Lần này họ quyết định cùng sống chung tại Nhật.”

●Đối tượng là phạm vi gia đình

  •  Chỉ là người phối ngẫu hoặc con đang nhận phụ dưỡng

●Một số ví dụ cho các loại giấy tờ cần thiết để xin cấp Thị thực lưu trú gia đình

  •  Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người phụ dưỡng
  •  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài hoặc hộ chiếu của người đang được phụ dưỡng.
  •  Giấy tờ chứng minh khả năng phụ dưỡng đối với người nhận phụ dưỡng

Các giấy tờ cần thiết để xin cấp Thị thực lưu trú gia đình vì mỗi trường hợp đều khác nhau, nên quý vị hãy tư vấn trước.

【4-4】 THỊ THỰC DU HỌC

 Thị thực du học là thị thực công nhận đương đơn là học sinh sinh viên của các trường tiếng Nhật của Nhật, hoặc trường đại học và trường chuyên môn của Nhật v.v…. Vì mục đích lưu trú là đi học, cho nên theo nguyên tắc không được làm việc. Vì vậy, cần chứng minh đương sự có đầy đủ tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt cần thiết khi lưu trú tại Nhật.

Du học sinh và các hoạt động ngoài tư cách

 Trường hợp du học sinh gặp khó khăn về mặt kinh tế nên muốn làm thêm thì cần phải “Xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách”【Đối tượng】
・ Là công dân nước ngoài dự định tiến hành hoạt động việc làm để nhận thù lao, hoặc các hoạt động kinh doanh có thu nhập không nằm trong tư cách lưu trú của du học sinh.
【Tiêu chí thẩm tra】
Nằm trong phạm vi không gây cản trở đến các hoạt động có liên quan đến tư cách lưu trú hiện có, hoặc tương đương.
Nếu được cấp phép ngoài tư cách, du học sinh sẽ được làm việc 28 tiếng 1 tuần. Hơn nữa, trong thời gian trường học nghỉ dài hạn (ví dụ như nghỉ hè), có thể làm việc 8 tiếng 1 ngày. Và chỉ trong thời gian nghỉ dài hạn này mới không bị giới hạn làm việc 28 tiếng 1 tuần.
留学生と就職

 Du học sinh và việc làm

【Du học sinh đã được nhận làm việc】
Trường hợp du học sinh tìm việc làm tại Nhật và muốn làm việc trong công ty mà du học sinh đã nhận được quyết định làm việc như một nhân viên mới, cần phải chuyển đổi từ “Thị thực du học” sang “Tư cách lưu trú có thể làm việc” ví dụ như “Thị thực Công nghệ – Nhân văn – Kinh doanh quốc tế”. Điều cần lưu ý ở đây là thủ tục chuyển đổi đó cần phải được hoàn tất trước ngày làm việc.
※ Một nhân viên mới nếu dự định sẽ làm việc từ ngày 1 tháng 4, có thể xin chuyển đổi thị thực từ ngày 1 tháng 12.
【Du học sinh muốn tiếp tục tìm việc】
Sinh viên vẫn chưa tìm được công việc khi còn đang học, cũng có thể tiếp tục tìm việc tại Nhật. Đó là tư cách lưu trú gọi là “Thị thực hoạt động đặc biệt” (được gọi là thị thực tìm việc). Nếu được cấp thị thực này, du học sinh có thể lưu trú lại Nhật trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, vì có các quy định chi tiết ví dụ như sẽ có ảnh hưởng từ thành tích học tập tại trường trong việc xin cấp thị thực này, nên cần tham khảo ý kiến với những người có chuyên môn.

【4-5】 THỊ THỰC PHỤNG DƯỠNG CHA MẸ GIÀ (TÙY THUỘC VÀO THỊ THỰC HOẠT ĐỘNG ĐẶC ĐỊNH)

 “Một người có cha mẹ già ở quê nhà, nhưng cha mẹ đang bị bệnh và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng ở nhà chỉ có cha mẹ già, không có ai chăm sóc, vì vậy người này muốn đưa cha mẹ đến Nhật để cùng chung sống”, trường hợp đặc biệt này có thể sẽ được chấp nhận như một hành động nhân đạo bằng “Thị thực phụng dưỡng cha mẹ già theo thị thực hoạt động đặc định”.Tuy nhiên, có thể nói đây là loại thị thực khó được cấp nhất vì sẽ bị thẩm tra tùy theo từng trường hợp mà không có quy định nhất định nào.
Ngoài ra, trong thị thực mang gia đình sống ở nước ngoài đến Nhật có loại “Thị thực lưu trú gia đình”, nhưng đối tượng “Chỉ là người phối ngẫu hoặc con đang được phụ dưỡng”, còn cha mẹ của công dân nước ngoài sống ở Nhật không thể mang đến Nhật bằng “Thị thực lưu trú gia đình”.

【4-6】 THỊ THỰC LƯU TRÚ Y TẾ ( TÙY THUỘC VÀO THỊ THỰC HOẠT ĐỘNG ĐẶC ĐỊNH)

 Thị thực lưu trú y tế theo Thị thực hoạt động đặc định đó là “Thị thực hoạt động đặc định – thông báo số 25”. Nội dung đó là “Các hoạt động phải ở lại Nhật Bản trong một thời gian đáng kể để nhập viện hoặc các cơ sở trị liệu để được điều trị bệnh hoặc các chấn thương và các hoạt động tiếp tục được điều trị các chứng bệnh hoặc chấn thương trước và sau khi nhập viện”. Vì vậy, vấn đề ở đây là bệnh nhân là công dân nước ngoài sẽ nhập viện vào một cở sở y tế của Nhật Bản và được điều trị y tế, nên cần phải có các giấy tờ như tờ quảng cáo có liên quan đến cơ sở trị liệu nơi mình sẽ nhập viện và “Lịch điều trị” do cơ sở điều trị lập ra. Đối với trượng hợp đến bệnh viện điều trị mà không nhập viện sẽ có tư cách lưu trú là <Thị thực lưu trú ngắn hạn>.

Thời hạn lưu trú

  • Về nguyên tắc là 6 tháng (có thể gia hạn tùy vào tình trạng bệnh)

Vấn đề người đi kèm chăm sóc

 Người giúp việc nhà hoặc thông dịch viên không thể đi theo vì không thể nhận được thù lao.

“Thời hạn đáng kể” trong thông báo số 25 là gì?

 Khi có số ngày lưu trú vượt quá 90 ngày.

 “Hoạt động trị liệu liên tục” trong thông báo số 25 là gì?

 Nghĩa là một loạt các điều trị y tế được tiến hành liên tục từ khi nhập viện đến khi xuất viện, và được đánh giá theo từng trường hợp dựa trên hồ sơ chẩn đoán của y bác sĩ.

【5-1】 VỀ VIỆC XIN NHẬP QUỐC TỊCH

 Nhập quốc tịch là việc người nước ngoài từ bỏ hoặc rút khỏi quốc tịch hiện tại của mình để xin cấp quốc tịch Nhật Bản. Họ có thể hưởng được các quyền lợi như người Nhật nhờ vào việc nhập quốc tịch này.

 Sau khi nhập quốc tịch

 Người đã có được quốc tịch Nhật Bản thì không cần đến các thủ tục liên quan đến vấn đề lưu trú tại Nhật, và cũng không bị áp dụng cưỡng chế trục xuất. Nhưng ngược lại, do đã nhập quốc tịch, nên khi trở về quê hương, vì là người Nhật, mang quốc tịch Nhật, nên cần phải có hộ chiếu Nhật và phải xin thị thực. Bên cạnh đó, còn có thể khai báo với Cơ quan hành chính để có thể xin nhập hộ khẩu, và cũng có thể tham gia bầu cử (gồm quyền bầu cử và quyền được bầu).

●Điều kiện để được nhập quốc tịch

Người thỏa mãn các điều kiện sau đây có thể xin nhập quốc tịch
1.Điều kiện cư trú
【Phải sống ở Nhật liên tục ít nhất từ 5 năm trở lên】
・ Nếu có thời gian gián đoạn thì số năm cư trú đó sẽ được tính lại từ đầu, và phải bắt đầu lại từ con số 0. Tuy nhiên, nếu rời khỏi Nhật Bản mà có Giấy phép tái nhập cảnh và trở lại Nhật trong thời hạn cho phép đó thì sẽ không bị tính lại từ đầu, mà thời gian lưu trú vẫn được xem là liên tục.
2.Điều kiện về năng lực
【Người từ 20 tuổi trở lên và có khả năng chấp hành luật pháp của Nhật】
・ Đối với những người chưa đủ tuổi có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch cùng với cha mẹ.
3.Điều kiện về hành vi
【Phải có hành vi tốt】
・ Không có hành vi phạm tội trong quá khứ là chuyện đương nhiên, và cũng không được có các hành động phản động.
4.Điều kiện trang trãi cuộc sống
【Có thể trang trãi cuộc sống bằng kỹ năng của chính mình hoặc bằng tài sản hay kỹ năng của người phối ngẫu hoặc của một người thân khác để cùng chia xẻ về tài chính】
・ “Người phối ngẫu hay người thân khác chịu chia xẻ về tài chính” nghĩa là ví dụ trường hợp người vợ (hoặc chồng) đang được chu cấp, hoặc du học sinh nhận được tiền gởi từ người thân. Và không nhất thiết phải cùng sống chung với người chu cấp.
5.Điều kiện về quốc tịch
【Khi được cấp quốc tịch Nhật, sẽ bị mất quốc tịch gốc】
・ Nhật Bản không công nhận 2 quốc tịch.
・ Khi được công nhận là trường hợp đặc biệt sẽ được miễn trừ điều kiện liên quan đến quốc tịch này.
6.Điều kiện về năng lực Nhật ngữ
【Có thể đọc viết tiếng Nhật】
・Yêu cầu mức chuẩn thấp cỡ trình độ cấp tiểu học.
7.Các điều kiện khác
・ Không có chủ trương hay ý định phá hoại hiến pháp và chính phủ Nhật Bản bằng bạo lực.
・ Thích nghi với xã hội Nhật Bản.
Đó là những điều kiện để có thể nhập quốc tịch Nhật Bản.

【6-1】 XIN CẤP GIẤY PHÉP LƯU TRÚ ĐẶC BIỆT

 Giấy phép lưu trú đặc biệt là một quyết định được cân nhắc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với công dân nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp do vượt quá kỳ hạn được lưu trú. Việc xem xét có được cấp phép hay không sẽ được xem xét một cách toàn diện tùy theo từng trường hợp cụ thể, cần phải cân nhắc đến yếu tố nhân đạo đối với công dân người nước ngoài đó và thêm nhiều trường hợp khác, cho đến những ảnh hưởng sẽ gây ra cho những người cư trú bất hợp pháp khác.

Về mặt hệ thống

 Giấy phép lưu trú đặc biệt là hệ thống hoàn toàn khác với việc xin cấp thị thực.

Các Hướng dẫn

 Tiêu chuẩn thẩm tra chưa được công bố, nhưng các Hướng dẫn đã được công bố.
※ Theo tư liệu tháng 10 năm 2006 (được sửa đổi tháng 7 năm 2009)

 Những yếu tố có lợi để được xem xét đặc biệt.

1. Là con của người Nhật (hoặc vĩnh trú nhân đặc biệt)
2. 【Trường hợp nuôi dưỡng con ruột (là con hợp pháp hoặc con ngoài giá thú được người cha công nhận) của người Nhật (hoặc của vĩnh trú nhân đặc biệt)】
Phải đáp ứng bất kỳ một trong những điều kiện sau.

  •  Con ruột đó còn trong độ tuổi vị thành niên và chưa kết hôn
  •  Có quyền làm cha hoặc mẹ của người con đó.
  •  Đang sống chung, giám hộ và nuôi dưỡng đứa con đó trong một thời gian dài tại Nhật.

3. 【Trường hợp đã kết hôn hợp pháp với người Nhật hoặc vĩnh trú nhân đặc biệt】
Phải đáp ứng bất kỳ một trong những điều kiện sau.

  •  Sống chung như vợ chồng trong khoảng thời gian dài, có sự hợp tác và chăm sóc lẫn nhau.
  •  Có con với nhau, nghĩa là có đời sống hôn nhân ổn định và chín chắn.

4. Đang nuôi dưỡng, giám hộ, và cùng sống chung với con ruột đang học tiểu học (hoặc trung học) và đang cư trú tại Nhật trong khoảng thời gian dài.
5. Là người phải điều trị tại Nhật do bị bệnh nan y. Hoặc, phải được công nhận là người chăm sóc cho người thân cần được điều trị bệnh này.
​​ Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện trên thì xem như đã có được tài liệu có lợi cho việc cấp xét đơn. Tuy nhiên, khác với việc xin cấp các tư cách lưu trú khác, Giấy phép lưu trú đặc biệt này không thể tự yêu cầu xin cấp. Giấy phép lưu trú đặc biệt là loại giấy phép thật sự đặc biệt, sẽ được cấp cùng với hồ sơ xử lý cưỡng chế trục xuất do lưu trú quá hạn cho các trường hợp đặc biệt như đã đề cập ở trên.

【6-2】 VỀ VIỆC XIN GIẤY PHÉP TẠI NGOẠI

 Thủ tục cưỡng chế trục xuất được tiến hành với mục đích bắt giữ bản thân đương sự là công dân nước ngoài đã nói ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bất đắc dĩ công dân nước ngoài đó đang bị bệnh thì sẽ tạm thời ngừng giam giữ, sẽ được trả tự do kèm với những điều kiện nhất định được xem như trường hợp ngoại lệ. Đơn yêu cầu này được gọi là Đơn xin tại ngoại.

Quy trình xin Giấy phép tại ngoại

  1. Nộp đơn xin cấp Giấy phép tại ngoại
  2. Sẽ được thẩm tra bởi Trưởng trại giam dành cho người nhập cư hoặc viên chức thẩm tra
  3. Nhận Giấy phép tại ngoại

Người có thể xin cấp Giấy phép tại ngoại

  •  Công dân nước ngoài đang bị giam giữ
  •  Người đại diện cho công dân nước ngoài đang bị giam giữ
  • Vợ/Chồng hoặc người bảo hộ của công dân nước ngoài đang bị giam giữ
  •  Người thân (trực hệ) hoặc anh chị em của công dân nước ngoài đang bị giam giữ

Điều kiện xin cấp phép

  • Điều kiện để xin cấp Giấy phép tại ngoại không được quy định trong pháp luật. Được tra xét toàn diện tình trạng của công dân nước ngoài đang bị giam giữ và được xem xét thật thận trọng về mặt hành chính.

Trường hợp cấp phép

 Trưởng trại giam dành cho người nhập cư hoặc viên chức thẩm tra sẽ ra lệnh yêu cầu nộp một khoản tiền bảo lãnh tại ngoại không vượt quá 3 triệu yên. Và sẽ được cấp Giấy phép tại ngoại cùng với các điều kiện được cho là cần thiết như sẽ bị hạn chế phạm vi hoạt động và cư trú, có nghĩa vụ trình diện khi được triệu tập, và một số điều kiện khác.

 Hủy Giấy phép tại ngoại

 Trường hợp công dân nước ngoài đã được cấp Giấy phép tại ngoại nhưng lại bỏ trốn hoặc có nhiều lý do đủ để bị nghi là đã bỏ trốn thì Trưởng trại giam dành cho người nhập cư hoặc viên chức thẩm tra được quyền tạm thời hủy Giấy phép tại ngoại đã cấp đó.

お問い合わせ
お問い合わせ

Nhóm ICS

お問い合わせ